Tips làm đẹp

TẨY DA CHẾT THẾ NÀO ĐỂ ĐÚNG VÀ ĐẸP?

Tẩy da chết là quá trình làm sạch và loại bỏ các tế bào da chết ở lớp ngoài cùng của da. Tẩy da chết là 1 trong những phương pháp làm đẹp phổ biến không những giúp loại bỏ tế bào chết mà còn ngăn ngừa mụn ẩn, trả lại làn da mịn màng tươi sáng.

Tẩy da chết là bước rất quan trọng nhưng thực hiện lại vô cùng đơn giản, và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách, tẩy da chết cũng có thể khiến da trở nên nhạy cảm và tổn thương hơn. Vậy làm thế nào để tẩy da chết an toàn tại nhà để không làm tổn thương da?

1. Lợi ích của tẩy da chết

Mỗi ngày cơ thể có thể tạo ra hàng tỷ tế bào mới để thay thế số tế bào đã bị mất đi. Một phần tế bào chết sẽ được rửa trôi theo nước chúng ta tắm gội, dùng sữa rửa mặt hằng ngày. Trong khi một phần tế bào chết dư thừa đó không thể được rửa sạch đi hoàn toàn nếu như bạn không sử dụng tẩy tế bào chết thường xuyên.

Tế bào chết trên da thực chất là những tế bào sừng già cỗi được đào thải theo cơ chế tự nhiên bằng cách bong tróc. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, thời tiết… mà các tế bào chết này không thể bong tróc theo cách tự nhiên được khiến quá trình tái tạo tế bào mới bị cản trở. Cộng vào đó, lớp sừng dày sẽ khiến lỗ chân lông trở nên bít tắc dễ gây mụn và hình thành thâm nám. Do đó bạn nên tẩy tế bào chết cho da thường xuyên vì tẩy tế bào chết là bước chăm sóc da quan trọng và cần thiết cho da khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Tẩy tế bào chết có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, vì vậy mang lại các lợi ích sau:‏

  • Làm thông thoáng lỗ chân lông và tránh được các bệnh viêm nang lông, mụn lưng và cảm giác khô sần.‏ ‏
  • Giúp các dưỡng chất thấm sâu vào làn da và phát huy hiệu quả tốt hơn.‏ ‏
  • Giúp làn da sáng mịn và đều màu hơn.

Tẩy da chết thường xuyên giúp da sáng mịn, khỏe mạnh.

2. Các phương pháp tẩy da chết

2.1. Tẩy da chết cơ học

Tẩy da chết cơ học là biện pháp tẩy da chết bằng cách sử dụng găng tay, miếng bọt biển hoặc bàn chải tẩy tế bào chết. Phương pháp này được sử dụng để tẩy da chết toàn thân, nhất là các vùng da rộng như cánh tay và chân.

‏Với phương pháp tẩy da chết cơ học, ưu điểm là rất tiện lợi và mang lại cảm giác dễ chịu trên toàn cơ thể. Nên lựa chọn những dụng cụ có chất liệu mềm và thiết kế phù hợp, tránh gây tổn thương cho làn da khi sử dụng. 

Tẩy da chết vật lý cũng liên quan đến việc sử dụng các công cụ hoặc sản phẩm chứa chất mài mòn (thường là các loại hạt) để làm bong tróc lớp tế bào chết trên bề mặt da thông qua thao tác chà xát hay massage. Sản phẩm tẩy da chết vật lý có khá nhiều lựa chọn, dễ áp dụng, tiện lợi, phù hợp với cả những người mới tập tành skincare. Các sản phẩm này phù hợp với nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là các vùng da thô ráp và dày.

Tẩy da chết vật lý mang lại nhiều lợi ích và dễ sử dụng.

Tẩy da chết vật lý thường cho kết quả ngay lập tức, khiến da sạch sẽ, mịn màng và rạng rỡ hơn ngay sau khi áp dụng hay nói cách khác là có thể nhìn thấy kết quả tức thì.

2.2. Tẩy da chết hóa học

So với tẩy da chết vật lý, phương pháp tẩy da chết hóa học có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, tẩy da chết hóa học cũng có thể gây kích ứng da nếu không thực hiện đúng cách. ‏

‏Một số sản phẩm hóa học phổ biến được sử dụng bao gồm: ‏

Acid alpha hydroxy (AHA) là sản phẩm tan trong nước, giúp làm bong tróc bề mặt da để nhường chỗ cho các tế bào mới.‏ ‏Acid beta hydroxy (BHA) là sản phẩm tan trong dầu, có tác dụng đi sâu vào nang lông để làm khô dầu thừa và loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng, sạch khuẩn.‏ ‏Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A, mang lại công dụng giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa, làm dịu làn da bị tổn thương do tác dụng của ánh nắng mặt trời và điều trị mụn trứng cá.

3. Tẩy da chết đúng như thế nào?

Dưới đây là cách tẩy tế bào chết được gợi ý từ các chuyên gia da liễu giúp bạn sở hữu làn da sáng mịn, rạng rỡ lên tới 90%. Cùng xem nhé.

3.1. Chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp với làn da

Vì những loại sản phẩm tẩy da chết có thể không phù hợp với mọi loại da, nên điều quan trọng là bạn phải cân nhắc loại da của mình trước khi chọn phương pháp tẩy da chết:

  • Da nhạy cảm: là loại da sau khi sử dụng sản phẩm có thể có cảm giác châm chích hoặc bỏng rát.
  • Da bình thường: không nhạy cảm hay bị kích ứng với các sản phẩm tẩy da chết.
  • Da khô: bong tróc, ngứa hoặc thô ráp
  • Da dầu: bóng nhờn
  • Da hỗ hợp: là loại da vừa khô vừa dầu, khô ở một số vùng và nhờn ở những vùng khác.

Có hai phương pháp chính để tẩy da chết tại nhà đó là phương pháp vật lý và phương pháp hóa học. Nếu bạn sở hữu làn da thường, da dầu tới da hỗn hợp thiên dầu, bạn nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết vật lý. Nếu da bạn nhạy cảm và gặp nhiều vấn đề như lão hóa hoặc mụn ẩn, hãy lựa chọn các sản phẩm loại bỏ tế bào chết hóa học – phương pháp này sẽ làm sạch sâu với công thức hoàn toàn dịu nhẹ chứa AHA/BHA, lành tính giúp ngăn ngừa kích ứng, cho da sáng khỏe, rạng rỡ.

Bạn cần biết xác định kiểu da để lựa chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp cho bản thân.

3.2. Kiểm soát tần suất sử dụng tẩy da chết

Tẩy da chết tốt nhưng nếu thực hiện không đúng cách hoặc tẩy da chết quá nhiều có thể khiến da bị tổn thương. Theo Tiến sĩ Debra Jaliman, bác sĩ da liễu tại New York, tần suất tẩy da chết phù hợp sẽ phù thuộc vào loại da của bạn. ‏Với da nhạy cảm, bạn nên tẩy tế bào chết 1 lần một tuần. Da bình thường và da dầu thì có thể 2-3 lần mỗi tuần nếu bạn có thời gian.‏

‏Trước khi tẩy da chết cần tắm nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và giúp lỗ chân lông giãn nở. Thao tác tẩy da chết theo chiều hướng từ lòng bàn chân lên đến dọc cơ thể, sử dụng chuyển động tròn để massage cho da. Sau đó tắm lại với sữa tắm. Lưu ý mọi bước cần thực hiện nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cho da.‏

‏Da sau khi tẩy tế bào chết có thể bị khô, vì vậy nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi thực hiện tẩy tế bào chết để khóa ẩm và hạn chế những tổn thương cho da.

3.3. Quan tâm thứ tự tẩy da chết trong chu trình chăm sóc da

Sau khi lựa chọn được phương pháp phù hợp với làn da, bạn có thể thực hiện tẩy da mặt đều đặn 1-2 lần/tuần như sau:

  • Làm sạch da: bằng sữa rửa mặt hoặc sữa tắm với nước ấm để lỗ chân lông mở ra và lau khô bằng khăn.
  • Tẩy tế bào chết: thoa sản phẩm tẩy da chết lên bề mặt da, sau đó massage nhẹ nhàng hoặc sử dụng công cụ làm sạch. Cuối cùng rửa lại thật sạch với nước.
  • Dưỡng ẩm cho da: đây là bước quan trọng giúp cấp ẩm cho da, nên sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần chống nắng hoặc sử dụng kèm với kem chống nắng

Tẩy da chết vật lý sử dụng sau bước rửa mặt và trước các sản phẩm dưỡng da. Sau khi rửa mặt sạch, lấy 1 lượng vừa đủ rồi massage nhẹ nhàng để tẩy da chết sau đó rửa sạch lại với nước.

Còn với các sản phẩm tẩy da chết hóa học chứa AHA/BHA, bạn nên sử dụng sau bước làm sạch và toner. Đổ từ 2-3 giọt ra bông tẩy trang hoặc ra tay, lau đều toàn mặt rồi đợi trong khoảng 10-15 phút và tiếp tục các bước dưỡng da về sau.

3.4. Khi nào không nên tẩy da chết?

Không nên tẩy da chết khi da có dấu hiệu bị kích ứng, chẳng hạn như cháy nắng hoặc phát ban, bạn không nên tẩy da chết bằng bất kỳ phương pháp nào. Bởi việc này có thể gây kích ứng da nhiều hơn và khiến cho quá trình làm lành da kéo dài hơn.‏ ‏Trong những tình huống như vậy, tốt nhất chỉ nên làm sạch bằng sữa tắm và kết hợp dưỡng thể để giúp da phục hồi tổn thương.